Hotline: 0977.611.686   |     Email: benhunao@gmail.com
Benh U Nao

HƯỚNG DẪN NUÔI ĂN QUA ỐNG THÔNG DẠ DÀY TẠI NHÀ

Tags: HƯỚNG DẪN NUÔI ĂN QUA ỐNG THÔNG DẠ DÀY TẠI NHÀ, __ 25/01/2021 08:51:37 __ 3028 lượt xem
Print Email

Kỹ thuật đặt thông dạ dày được hiểu đơn giản là phương pháp đặt ống thông vào dạ dày để cung cấp thức ăn, theo dõi bệnh,… trong trường hợp người bệnh không có khả năng ăn uống bằng đường miệng

Có hai đường để đặt ống thông vào dạ dày:

  • Đường từ mũi, miệng qua thực quản vào dạ dày thường áp dụng nhiều và có thể giữ ống lại nhiều ngày
  • Đường mở thông dạ dày ở trên thành bụng
  •                             

 

Đặt thông dạ dày nuôi dưỡng trong trường hợp:

  • Người bệnh hôn mê
  • Người bệnh tổn thương hàm mặt nặng
  • Người bệnh nuốt khó do liệt mặt
  • Người bệnh hẹp thực quản
  • Người bệnh suy mòn nặng,…
  • Đặt thông dạ dày nuôi đưỡng mang lại lợi ích cho người bệnh: giảm nguy cơ nhiễm trùng so với việc nuôi dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch, sử dụng chức năng ruột một cách bình thường, tránh được teo nhung mao, giảm khả năng mất cân bằng điện giải, an toàn, sinh lý và tiết kiệm kinh tế.

 

  1. Hướng dẫn cho người bệnh ăn qua thông dạ dày tại nhà

Chuẩn bị dụng cụ:

  • 1 Cốc đựng nước sôi để nguội
  • 1 Cốc đựng thức ăn, thức ăn để nguội(thức ăn phù hợp cho ăn qua ống thông: sữa, nước hoa quả, soup,...)
  • 1 khăn hoặc 1 tấm nilong
  • Bơm cho ăn 50ml

Chuẩn bị người bệnh: 

  • Cho bệnh nhân nằm đầu cao so với thành giường ≥ 30°, mặt quay về phía người cho ăn
  • Kiểm tra vị trí đánh dấu đầu ống thông xem có di chuyển tuột ra ngoài khôngà Nếu bị tuột cần tham vấn ý kiến điều dưỡng viên hoặc bác sĩ điều trị

 

Các bước thực hiện:

  1. Người cho ăn rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chuẩn bị dụng cụ và trước khi cho người bệnh ăn                                                                                   
  2. Choàng khăn (hoặc tấm nilong) quay cổ hoặc trước ngực người bệnh                 
  3. Dùng bơm tiêm hút dịch dạ dày để kiểm tra thông có nằm trong dạ dày không và kiểm tra lượng thức ăn lần trước đã tiêu hóa hết chưa (nếu lượng thực ăn còn nhiều và chưa tiêu > 2/3 lượng thức ăn ban đầu, không cho người bệnh ăn tiếp)                                                                                         
  4. Dùng bơm cho ăn hút thức ăn trong cốc, sau đó lắp bơm vào đầu ngoài ống thông bơm thức ăn vào từ từ, vừa bơm vừa theo dõi người bệnh, nếu xuất hiện ho sặc, không cho người bệnh ăn tiếp, kẹp đầu ống thông, rút ra và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất                                                                                 
  5. Sau khi cho ăn xong, dùng bơm hút một ít nước sôi để nguội bơm từ từ vào ống thông để tráng ống thông, không để cho thức ăn bám trên thành ống thông                                                                                                           
  6. Lấy nút nút đầu ống thông lại (hoặc gập đầu ống thông) tránh cho khí lọt vào sẽ gây đầy chướng bụng người bệnh, giữ sạch đầu ngoài ống thông bằng cách bọc bằng bao nilong                                                                       
  7. Tháo  khăn (hoặc tấm nilong), vẫn để người bệnh nằm đầu cao khoảng 30 phút để tránh thức ăn trào ngược                                                                        
  8. Vệ sinh mũi miệng và giữ cho vùng da mặt cố định thông dạ dày luôn khô ráo, sạch sẽ, thay băng dính hoặc dây cố định ống thông dạ dày 2-3 ngày/lần hoặc khi dính bẩn                                                                                      
  9. Dọn dẹp dụng cụ

Lưu ý:  Đối với ống thông dạ dày bằng nhựa dẻo thông thường, thay ống thông sau 5-7 ngày, với chất liệu bằng silicon thay ống thông sau 30 ngày hoặc khi ống thông dính bẩn.

  1. Khi nào người bệnh cần liên hệ Bác sĩ?
  • Ống thông gặp vấn đề như: bị tuột, bị tắc, ống di chuyển lệch ra khỏi vị trí ban đầu, có chất lỏng rò rỉ xung quanh ống
  • Vùng da quanh vị trí đặt ống thông bị ửng đỏ, đau, có dịch hôi tiết ra, lở loét,...
  • Ống thông hút ra dịch màu bất thường: màu máu đỏ, nâu sẫm,...
  • Khi người bệnh có các triệu chứng bất thường như: sốt hoặc tiêu chảy, táo bón,...
  • Người bệnh có cảm giác căng, chướng bụng
  • Người bệnh có giảm hoặc tăng cân bất thường

Ngoài việc đi khám khi có các dấu hiệu bất thường, người bệnh cũng cần phải đi khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

Hỗ trợ

Hỗ trợ

CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ GIÚP ĐỠ !.

Chat với chúng tôi
Bản đồ đường đi

Địa chỉ

Chỉ dẫn đến chúng tôi

Chi tiết