Hotline: 0977.611.686   |     Email: benhunao@gmail.com
Benh U Nao

Hướng dẫn theo dõi người bệnh sau đặt dẫn lưu não thất ổ bụng

Tags: Chăm sóc bệnh nhân mổ dẫn lưu não thất ổ bụng, __ 10/10/2020 22:53:58 __ 20387 lượt xem
Print Email

1. Dẫn lưu não thất ổ bụng là gì?

Dẫn lưu não thất ổ bụng (Ventriculoperitoneal Shunt – VP Shunt) là tạo 1 đường dẫn lưu dịch não tủy xuống ổ bụng nhằm làm giảm áp lực của dịch não tủy(cerebrospinal fluid - CSF) lên nhu mô não. Dịch não tủy là chất lỏng bao quanh và góp phần che chở, dinh dưỡng cho não bộ và tủy sống. Một số trường hợp dịch não tủy quá nhiều dẫn đến tăng áp lực lên não bộ.

Dẫn lưu não thất ổ bụng (Ventriculoperitoneal Shunt – VP Shunt) là tạo 1 đường dẫn lưu dịch não tủy xuống ổ bụng nhằm làm giảm áp lực của dịch não tủy(cerebrospinal fluid - CSF) lên nhu mô não. Dịch não tủy là chất lỏng bao quanh và góp phần che chở, dinh dưỡng cho não bộ và tủy sống. Một số trường hợp dịch não tủy quá nhiều dẫn đến tăng áp lực lên não bộ.

                                           

2. Khi nào cần đặt dẫn lưu?

Mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể bị ứ dịch não tủy và cần có một dẫn lưu để làm giảm áp lực đó trong não. Chất lỏng dư thừa có thể được tích tụ xung quanh não vì một số lý do:

  • Sản xuất quá nhiều dịch não tủy
  • Hấp thụ kém dịch não tủy
  • Dòng chảy dịch não tủy tắc nghẽn

Tắc nghẽn dòng chảy của dịch não tủy là nguyên nhân phổ biến nhất. Các khối u, u nang, viêm trong não có thể làm cản trở dòng chảy bình thường của dịch não tủy và tạo ra sự tích tụ không an toàn.

Bệnh nhân có thể gặp 1 hay nhiều triệu chứng sau:

  • Não úng thủy( hay gặp ở trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ)
  • Đau đầu
  • Buồn nôn, nôn
  • Chóng mặt, đi lại loạng choạng
  • Rối loạn ý thức: ngủ li bì, mê sảng, kích thích
  • Rối loạn đại, tiểu tiện
  • Chán ăn
  • Giảm trí nhớ
  • Co giật

Để chẩn đoán xác định các bác sỹ sẽ dựa trên hình ảnh CT Scan hoặc MRI để quyết định đặt vị trí dây dẫn lưu cho phù hợp, chính xác.

3. Dẫn lưu hoạt động thế nào?

                                                                                 

Hầu hết ống dẫn lưu đều có 2 đầu ( ống mỏng, nhỏ) được nối với nhau bằng 1 van. Đầu trên của dẫn lưu đặt trong não thất. Đầu dưới của dẫn lưu đặt vào khoang phúc mạc trong ổ bụng. Van của dẫn lưu nằm sau tai. Tất cả hệ thống dẫn lưu nằm trong cơ thể và dưới da.

Van dẫn lưu 1 chiều mở ra khi áp lực trong não quá cao. Dịch não tủy sẽ chảy theo ống dẫn lưu xuống khoang phúc mạc. Chất lỏng được hấp thụ vào máu và được đào thải ra ở thận.

4. Biến chứng có thể xảy ra sau khi đặt dẫn lưu:

  • Tắc dẫn lưu
  • Nhiễm trùng dẫn lưu
  • Bụng chướng do không hấp thu dịch
  • Dẫn lưu đề lâu ngày lộ ngoài da nhất là trẻ nhũ nhi hoặc bệnh nhân suy dinh dưỡng
  • Dẫn lưu chui vào ống tiêu hóa

5. Hướng dẫn người nhà theo dõi và chăm sóc sau đặt dẫn lưu:

  • Nằm đầu cao 30°
  • Theo dõi dấu hiệu bất thường: sốt, đau đầu nhiều, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chóng mặt, ngủ nhiều, li bì, đau bụng, bụng chướng -> báo NVYT
  • Khi NB chướng bụng nhẹ, khó tiêu -> có thể xoa bụng hoặc chườm ấm để làm giảm cảm giác khó chịu và giúp hấp thu dần dịch não tủy.
  • Theo dõi vết mổ: sưng, tấy đỏ, chảy dịch trong hoặc vàng, có mủ
  • Vệ sinh thân thể cho bệnh nhân hàng ngày: có thể sử dụng dung dịch tắm gội khô.
  • Chế độ ăn uống: uống sữa 2 -3h đầu sau mổ, từ ngày thứ 2 ăn cháo hoặc cơm. Bổ sung thêm nước, hoa quả.
  • Chế độ vân động: NB nằm nghỉ ngơi tại giường sau mổ, ngày thứ 2 có thể ngồi dậy, tập đi lại quanh giường.   

6. Khi nào cần đưa NB đến gặp bác sỹ:

Người bệnh xuất viện vẫn cần sự chăm sóc theo dõi của gia đình. Một số vấn đề cần lưu ý sau đây:

  • Sốt từ 38,0 ° C trở lên
  • Đau đầu nhiều, cứng gáy
  • Buồn nôn, nôn
  • Ngủ li bì
  • Vết mổ sưng tấy đỏ, chảy dịch qua vết mổ
  • Dây dẫn lưu lộ ra ngoài
  • Đau bụng quanh vùng đặt dẫn lưu, bụng chướng

Khi có bất kỳ vấn đề nêu trên, gia đình nên đưa bệnh nhân đến khám lại hoặc liên hệ với bác sỹ điều trị để giải đáp thêm.

7. NB được trở lại làm việc bình thường sau 1 tháng khi không có các triệu chứng bất thường nêu trên và có ý kiễn của BS.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ
Khoa ngoại thần kinh tầng 2 nhà B Bệnh viện K cơ sở Tân Triều
Hotline ngoại thần kinh : 0977611686
Hotline điều trị dao Gamma : 0866251888

 

Hỗ trợ

Hỗ trợ

CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ GIÚP ĐỠ !.

Chat với chúng tôi
Bản đồ đường đi

Địa chỉ

Chỉ dẫn đến chúng tôi

Chi tiết