Hotline: 0977.611.686   |     Email: benhunao@gmail.com
Benh U Nao

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ BAN ĐẦU CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH

Tags: Xử trí , động kinh, chăm sóc, __ 05/01/2021 08:06:28 __ 2424 lượt xem
Print Email
 Động kinh là sự rối loạn từng cơn chức năng của hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của các tế bào thần kinh ở não. Biểu hiện hằng các cơn co giật,rối loạn hành vi,cảm giác,có thể bao gồm rối loạn ý thức.
2.    Phân loại 
3.    Nguyên nhân :

– Yếu tố di truyền: Theo các nhà khoa học, một số loại động kinh có sự liên kết với các gen cụ thể. Tuy nhiên, những gen này chỉ là yếu tố khiến người bệnh nhạy cảm hơn khi bị tác động bởi môi trường có thể gây ra những cơn động kinh. Nói một cách khác, gen chỉ là yếu tố có thể tác động chứ không phải yếu tố quyết định và chắc chắn gây bệnh.

– Chấn thương sọ não: Những tai nạn nghiêm trọng khiến cho vùng nào bị chấn thương chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh động kinh.

– Những bệnh gây tổn thương não: Một số trường hợp xuất hiện những khối u trong não hoặc từng bị đột quỵ, thì nguy cơ mắc bệnh động kinh là rất lớn. Tổn thương não sẽ gây rối loạn hệ thần kinh trung ương khiến hoạt động não có nhiều thay đổi và tăng nguy cơ bị động kinh.

– Một số bệnh như viêm màng não, viêm não, cấu trúc bất thường trong não không rõ nguyên nhân,… cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh.

– Chấn thương trước khi sinh: Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn non nớt và rất nhạy cảm với những tổn thương ở não. Trong trường hợp mẹ bị nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng, em bé sinh ra có nguy cơ tổn thương não… sẽ dẫn đến chứng động kinh ở trẻ sơ sinh.

– Với trẻ nhỏ, ngay cả khi sốt cao, co giật kéo dài cũng dễ tiến triển thành bệnh động kinh

– Bên cạnh đó, thói quen sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và ma túy cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh động kinh.

 

4. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bao gồm :

Đặc điểm lâm sàng của cơn động kinh phụ thuộc vào vị trí phóng điện ở não và mức độ lan rộng của nó. Dựa vào đặc điểm lâm sàng, động kinh được chia làm hai nhóm chính là cơn động kinh toàn thể và cơn động kinh cục bộ.

a. Cơn động kinh toàn thể

Cơn co giật

Cơn vắng ý thức

Cơn giật cơ

Cơn mất trương lực cơ

Hội chứng West

b. Cơn động kinh cục bộ

Cơn cục bộ phức tạp, có rối loạn ý thức

Cơn toàn thể hóa thứ phát

5.    Xử trí ban đầu và chăm sóc :

      Những việc nên làm

•      Giúp bệnh nhân không bị chấn thương trong lúc đang co giật bằng cách di dời những đồ vật có thể gây sang chấn cho bệnh nhân ra xa.

•       Đặt một chiếc gối mỏng, mềm dưới đầu bệnh nhân; nới lỏng cổ áo, cà-vạt, thắt lưng …

•      Nên cho bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên, chùi sạch nước bọt hoặc các chất nôn ói (nếu có).

•        Ghi nhận thời gian cơn co giật (co giật kéo dài trong bao lâu).

•       Khi cơn co giật thoái lui, đảm bảo bệnh nhân thở lại như bình thường.

✓ Nếu ở bệnh viện: Cần tiêm thuốc chống co giật để kiểm soát cơn động kinh ngay Diazepam.
✓ Sau khi bệnh nhân hết cơn động kinh, cần cho bệnh nhân uống thuốc chống động kinh duy trì: Deparkine, Tegretol, Trileptal, Keppra….

 

             

    Những việc không nên làm

•           Không cố gắng ngăn ngừa bệnh nhân cắn phải lưỡi bằng cách đưa bất cứ một thứ đồ vật nào vào miệng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân chẳng may          cắn     phải lưỡi lúc co giật, khi hết cơn đưa bệnh nhân vào bệnh viện may lại.

   •     Không đè hoặc giữ tay chân bệnh nhân lúc đang co giật.

•        Không nặn chanh vào miệng bệnh nhân, cũng như không ép bệnh nhân uống thuốc hoặc uống nước cho đến khi tỉnh táo hoàn toàn.

        Cần biết rằng cơn động kinh chỉ kéo dài từ 1-2 phút, sau đó sẽ tự ngưng

 

      Khi nào cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện?

      • Bệnh nhân chưa được chẩn đoán động kinh trước đó.

     • Bệnh nhân đang mang thai, đang bị tiểu đường hoặc bị chấn thương lúc co giật.

     • Cơn co giật kéo dài trên 05 phút.

      • Cơn co giật thứ hai xảy ra ngay khi cơn đầu tiên vừa chấm dứt.

      • Sau cơn, bệnh nhân không thở lại tốt như bình thường, than đau đớn trong người hoặc không tỉnh lại.

 

     Bệnh nhân bị động kinh lúc đang ở dưới nước

   • Giữ cho đầu bệnh nhân ở trên mặt nước và nghiêng về một bên.

   • Đưa bệnh nhân lên cạn ngay khi có thể.

   • Sau khi đưa lên cạn, đảm bảo bệnh nhân có thể thở lại như bình thường. Nếu không phải tiến hành cấp cứu hoặc gọi cấp cứu ngay.

   • Nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để kiểm tra, dù bệnh nhân cảm thấy khỏe sau cơn.

 

      Bệnh nhân bị động kinh trên máy bay

   • Nếu có thể xếp lại các tay dựa, cho bệnh nhân nằm ngang trên các ghế ngồi.

   • Lót gối quanh đầu để đầu bệnh nhân không bị va đập vào các vật cứng xung quanh.

   • Cố gắng nghiêng đầu bệnh nhân sang một bên để đường thở không bị tắc nghẽn.

 

     Bệnh nhân bị động kinh trên xe bus

    • Đỡ bệnh nhân nằm ra trên các ghế, lót vật mềm dưới đầu.

    • Cho bệnh nhân nằm nghiêng về một bên.

    • Giải thích với các hành khách xung quanh để có thêm sự trợ giúp, tránh hoảng loạn quá mức.

 

      Tư thế phục hồi sau cơn động kinh

   Bước 1: Quỳ gối xuống một bên bệnh nhân, đặt cẳng tay của bệnh nhân gần nhất với bạn thẳng góc với cơ thể bệnh nhân, gập cánh tay lên trên.

   Bước 2: Đặt bàn tay của bạn lên mu bàn tay của bệnh nhân. Đặt gan bàn tay của bệnh nhân vào má bên đối diện của tay (ví dụ: Gan bàn tay phải đặt        ở má trái).

   Bước 3: Lấy tay của bạn đặt lên gối của chân bệnh nhân xa với người bạn, kéo gối lên để chân của bệnh nhân gấp lại và bàn chân còn áp sát nền (tay     kia vẫn áp vào má bệnh nhân).

      Nếu không kiểm soát được cơn động kinh, người bệnh có thể lên cơn lúc đang làm việc gây ra tai nạn như bỏng, ngã xe, ngã sông, có thể tử vong         nếu không có người cứu kịp thời.

   Bước 4: Bạn kéo gối của bệnh nhân về phía bạn do đó bệnh nhân sẽ quay mặt về phía bạn.

   Các bước  này cần thực hiện nghiêm túc vì giúp cho đường hô hấp bệnh nhân được thông tốt. Nước bọt sẽ chảy ra ngoài.

Hỗ trợ

Hỗ trợ

CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ GIÚP ĐỠ !.

Chat với chúng tôi
Bản đồ đường đi

Địa chỉ

Chỉ dẫn đến chúng tôi

Chi tiết