Hotline: 0977.611.686   |     Email: benhunao@gmail.com
Benh U Nao

Bại não là gì? (Cerebral palsy)

Tags: Bai nao Cerebral palsy, __ 24/12/2016 00:05:57 __ 3354 lượt xem
Print Email

Bại não (hay liệt não) là thuật ngữ chỉ một nhóm tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến sự kiểm soát các vận động cũng như tư thế. Do một hoặc nhiều phần của bộ não có chức năng điều khiển cử động bị tổn thương nên người bệnh không thể cử động các cơ của mình một cách bình thường. Triệu chứng diễn ra từ nhẹ tới nặng, gồm cả những dạng thức tê liệt.
Bệnh bại não thường được chẩn đoán khi trẻ lên 2 đến 3 tuổi. Khoảng 2 đến 3 trẻ trong khoảng 1.000 trẻ ở độ tuổi lên ba mắc bệnh bại não. Có khoảng 500.000 trẻ em và người lớn ở mọi lứa tuổi trên toàn quốc mắc bệnh bại não.


Có ba thể bại não:
Bại não thể liệt cứng (Spastic cerebral palsy). Trong tổng số những người bị mắc bệnh bại não thì có đến 70 đến 80 phần trăm số người bị mắc bệnh bại não thể liệt cứng với các cơ co cứng, cử động khó khăn. Khi cả hai chân đều bị liệt (liệt cứng hai chi dưới), đứa trẻ có thể gặp khó khăn khi đi bởi vì các cơ bó sát trong hông và chân làm cho hai chân chụm vào nhau và giao nhau tại đầu gối (còn được gọi là cắt kéo). Trong những trường hợp khác, chỉ một bên cơ thể bị liệt (liệt cứng nửa người), và cánh tay thường bị liệt nghiêm trọng hơn chân. Trường hợp nghiêm trọng nhất là liệt cứng tứ chi, trong đó cả bốn chi và thân người bị liệt và thường thì cả các cơ điều khiển mồm và lưỡi cũng bị liệt. Trẻ em bị liệt cứng tứ chi bị chậm trí và có những vấn đề khác.
Bại não thể loạn động (Dyskinetic cerebral palsy). Trong tổng số những người mắc bệnh bại não thì có khoảng 10 đến 20 phần trăm số người mắc bệnh bại não thể loạn động, căn bệnh gây ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Đây là thể bệnh được đặc trưng bằng sự thay đổi thất thường của trương lực cơ (lúc tăng, lúc giảm) và thỉnh thoảng có những cử động không kiểm soát được (có thể là những cử động chậm và đau hoặc nhanh và giật giật). Trẻ mắc bệnh này thường khó có tư thế ngồi hoặc dáng đi bình thường. Do các cơ điều khiển nét mặt và lưỡi cũng bị ảnh hưởng cho nên người bệnh cũng gặp khó khăn khi bú, nuốt và nói.
Bại não thể thất điều (Ataxic cerebral palsy). Trong tổng số những người mắc bệnh bại não thì có khoảng 5 đến 10 phần trăm số người mắc bệnh bại não thể thất điều, căn bệnh ảnh hưởng đến khả năng cân bằng tư thế và phối hợp động tác. Người bệnh có thể đi nhưng với một dáng điệu không vững và gặp khó khăn với những cử động cần phải có sự phối hợp chính xác, ví dụ như viết.

Nguyên nhân
Những nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai. Một số nhiễm trùng ở phụ nữ mang thai như rubella (sởi Đức), vi-rút cự bào (nhiễm trùng do siêu vi trùng nhẹ) và toxoplasmosis (một chứng nhiễm trùng do ký sinh trùng nhẹ) có thể gây tổn thương não của bào thai và gây bại não sau này.
Thiếu khí não bào thai. Ví dụ, khi chức năng nhau thai bị giảm sút hoặc bị bóc tách khỏi thành tử cung trước khi sinh, có thể làm giảm lượng ô-xy cung cấp cho bào thai.
Sinh non. Những đứa trẻ sinh non có cân nặng nhẹ hơn 3 1/3 cân Anh có nguy cơ mắc bệnh bại não nhiều hơn những trẻ được sinh đủ tháng gấp 30 lần.
Những biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Cho mãi đến gần đây các bác sĩ mới tin rằng ngạt (thiếu ô-xy) trong quá trình chuyển dạ và sinh nở là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp bại não. Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những nguyên nhân này chỉ chiếm 10 phần trăm trong những nguyên nhân gây bại não.
Bệnh bất đồng nhóm máu Rh. Bất đồng nhóm máu Rh là sự bất tương hợp nhóm máu giữa người mẹ và bào thai có thể gây tổn thương não dẫn đến bại não. Rất may là bệnh bất đồng nhóm máu Rh có thể ngăn ngừa được bằng cách tiêm vào người mẹ mang Rh-âm (Rh-negative) một sản phẩm máu được gọi là Rh immune globulin vào tuần thứ 28 trong thời kỳ mang thai và tiêm nhắc lại một lần nữa sau khi sinh cho đứa trẻ mang Rh-dương (Rh-positive).
Những dị tật bẩm sinh khác. Các trẻ có những bất thường về cấu trúc não, nhiều bệnh di truyền, những bất thường của nhiễm sắc thể, và những dị tật cơ thể khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh bại não.
Bại não mắc phải (Acquired cerebral palsy). Khoảng 10 phần trăm số trẻ bị bại não mắc phải sau khi sinh do những tổn thương não bộ xảy ra trong hai năm đầu đời. Những nguyên nhân phổ biến nhất của các tổn thương như thế là các trường hợp nhiễm trùng não (ví dụ như viêm màng não) và chấn thương đầu.

Chẩn đoán
Bại não được chẩn đoán chủ yếu bằng lâm sàng: Rối loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương, chậm phát triển trí tuệ ở các mức khác nhau.

Hình ảnh: Các dạng bại não và các tổn thương trên não tương ứng

Có thể bác sĩ cũng yêu cầu làm các xét nghiệm phân hình não ví dụ như tạo ảnh cộng hưởng từ (Magnetic Tesonance Imaging - MRI), chụp điện toán cắt lớp (Computed Tomography - CT scan), hoặc siêu âm. Đôi khi những xét nghiệm này có thể giúp xác định được nguyên nhân của bại não.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Liên

Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện K3 Tân Triều

0977.611.686

Hỗ trợ

Hỗ trợ

CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ GIÚP ĐỠ !.

Chat với chúng tôi
Bản đồ đường đi

Địa chỉ

Chỉ dẫn đến chúng tôi

Chi tiết